Tuesday, March 20, 2012

Trương Duy Nhất: ABS : Một Góc Nhìn Khác

Tôi thích câu nói với hình tượng “cỗ xe hỏng phanh” gây nhiều bàn cãi của ông Dương Trung Quốc. Kế theo, một kiến nghị rất hình tượng khác cũng liên quan đến “cái chân phanh”: Lắp dần các bộ hãm ABS (1) cho nền chính trị- Một bài viết khá thú vị của tiến sĩ Phạm Ngọc Cương vừa gửi website Trương Duy Nhất với cái tít rất ngắn gọn: ABS.
ABS
Tiến sĩ PHẠM NGỌC CƯƠNG (Toronto, Canada)
          Tôi còn nhớ hồi nhỏ bố dạy: tiếng Việt chỉ dành hai từ trang trọng là thy và bác cho hai nghề cao quí là thầy giáo và bác sỹ. Hôm nay mở blog Trương Duy Nhất thấy anh chạy hàng slogan đầy ấn tượng và trách nhiệm đề nghị đảng để “bác sỹ ” dân xem bệnh. Chuyện đảng, lý ra người ngoài đảng cũng không cần để mắt vào; ngặt nỗi đảng lại đang cầm lái, mệnh đảng ảnh hưởng lớn nhất đến vận nước. Người xưa nói: không lo xa thì có nỗi đau gần. Để tránh những cơn địa chấn chính trị, xã hội lớn đang tích tụ, nhiểu khả năng nổ tung, cần “tr” đảng.
          1-Nôm na về quyền lực
          Thế giới ngày nay chỉ có hai loại quyền lực: độc tài và dân chủ. Độc tài là gom quyền và dân chủ là tản quyền. Quyền lực không phải là cái cọc bê tông chôn vào một chỗ là cắm tịt mãi ở đấy. Quyền lực dường như là một hợp chất lợi ích ở dạng lỏng. Ở nền độc tài nó dường như chỉ đựng ở trong một cái xô và do các nhà độc tài khư khư nắm giữ. Ở những nền dân chủ nó dường như được hắt đều ra toàn xã hội (tuy vn có chđng nhiu như văn phòng thủ tướng hoc phủ tng thng..., nhưng cả mi người dân thường vn đu cm nhn thy mình có quyn). Khi nằm gọn trong một (hoc vài) cái xô thì tất nhiên sẽ phải có nhiều người thấy là “chướng” và tìm cách cướp, giành lấy (các cuc bo lon, cách mng và đo chính...). Khi san đều ra toàn xã hội thì số lượng người nổi máu chiếm đoạt tất phải ít đi nhiều (vì còn gì nhiở đó đâu mà tranh cướp). Quyền lực khi được phân tán ra toàn xã hội thì sự gắn kết hay rũ bỏ quyền lực qua chuyển giao, xáo trộn, thay đổi (theo bn cht sẽ chỉ còn ở tm cc b) trở nên khá nhẹ nhàng và đơn giản.
          Tản quyền - để tồn tại nhịp nhàng như một hệ thống - cần sự minh bạch và công khai như cơ thể cần không khí để thở; gom quyền thì công khai sẽ là tối nguy hiểm, là nhu cầu xa vời, không cần thiết (vì công khai vi ai, cho ai, và để làm gì). Khi công khai thì gom quyền xụp đổ (khi Gorbachev thông báo về glasnost -công khai hóa- Liên bang Xô viết và cả Đông Âu sp). Điều đó giải thích vì sao ở các thể chế gom quyền, truyền thông bị quản lý vô cùng chặt chẽ.
          Tản quyền thực ra gồm một số loại phanh (phn quyn) song hành:
          - Về hành pháp thì đảng (hoc các đng) đối lập luôn nhìn ngó vào đảng cầm quyền để bới lông tìm vết, vạch lá chỉ sâu (cuc chơi giành quyn lc luôn là cuc chơi có từ hai ng cử viên trở lên, luôn ở thế cnh tranh sòng phng và dữ di. Va chn lc được tinh hoa va xả bt các c chế xã hi trong mi ln tranh c).
          - Hệ thống lập pháp và tư pháp độc lập luôn hóa giải, chấn chỉnh các mâu thuẫn và đối kháng phát sinh (dân đệ đơn kin cơ quan công quyn các cp, và thng kin là hết sc bình thường).
          - Hệ thống thông tin ngôn luận tự do, luôn là sân chơi phản biện hiệu quả, chống các loại bệnh tật dễ đeo bám cùng quyền lực.
          - Các nghiệp đoàn, tổ chức xã hội dân sự luôn có quyền cất cao tiếng nói của mình và có vai trò thực.
          - Mỗi công dân có quyền bày tỏ, bảo lưu ý kiến, tự ứng cử và có khả năng đắc cử cao (nếu tm vóc xng đáng) vào các cơ quan công quyền...
          Ngay trong bộ máy hành pháp thì ở chế độ tản quyền các cấp chính quyền (trung ương và đa phương) cũng khá độc lập và không có quyền lấn sân nhau. Sứ mạng lãnh đạo trong các thể chế tản quyền đặt các chính khách ở vị thế cạnh tranh quyết liệt; phải luôn ý thức rằng để duy trì ghế họ phải phục vụ tốt chứ không phải lạm dụng đặc quyền để vơ vét. Vị thế lãnh đạo chỉ còn khi họ hình thành và kiến tạo lên một tương lai tốt đẹp.
          Gom quyền thì tất yếu sẽ là gom cả tiền. Tiền luôn xoắn xuýt lấy quyền như đôi tình nhân ở các thể chế gom quyền; tiền được coi là lộc dĩ nhiên của kẻ có quyền, là cái nệm êm ả quyến rũ của quyền lực.
          Ở các xã hội tản quyền thì tiền và quyền đã thôi cùng song hành..... Lòng dân ở chốn dân chủ luôn xao động khi thấy sự gắn kết của quyền và tiền. Họ coi đó là sự tha hóa chính trị và đạo đức. Ở đó tiền luôn là cái bẫy của quyền lực.
          Gom quyền thường dễ lạm dụng quyền lực vào việc tích lũy vật chất cá nhân, gia đình và phe nhóm vì vậy các vở kịch tham nhũng cứ liên miên như kênh truyền hình nhiều tập. Ở xã hội dân chủ, quyền lực chỉ để thỏa mãn thi triển tham vọng thực hiện các hoài bão triết lý và lý thuyết về quản lý xã hội.
          Ở chính thể gom quyền, thường nhà độc tài phải mượn hờ danh nhân dân, tập thể, đảng, đoàn... để khoác tính chính danh cho tham vọng cá nhân của mình. Ở chế độ tản quyền lãnh tụ không cần khoác tấm vỏ mị dân đó. Để chứng minh sự độc đáo và khác biệt họ cần khắc họa cái tôi của mình sao cho rõ nhất, tự ra quyết định, tự chịu trách nhiệm và nếu họ đúng và được chọn thì thành quả tỏa sáng không chỉ cho cá nhân họ mà toàn xã hội.
          Ở các nước có nền kinh tế ở bước phát triển thấp (thu nhập khoảng $1000/đầu người/năm) nền độc tài thường còn chỗ dung thân vì dân chúng ở các xã hội này còn đang mải đáp ứng phần “con” ( nhu cầu dạ dầy) là chính. Khi qua được các thúc bách về phần “con” thì phần “người”( đòi có mắt phải được tự nhìn, có tai phải được tự nghe, có đầu để được tự nghĩ, có mồm để được tự nói...) sẽ lên tiếng. Vì vậy các cuộc cách mạng mà ta thấy hôm nay xẩy ra ở những nền kinh tế đâu có quá nghèo, thậm chí là chớm giàu.
          Dân chủ hay độc tài trong quá trình ra quyết định quản lý khác nhau một chút. Dân chủ là lấy ý kiến rộng rãi trước, tập hợp, lọc, rồi chọn ra phương án. Độc tài là ít tham khảo ý kiến và luôn cho ý mình là nhất. Trong quá trình thực hiện mục tiêu thì dân chủ thường hiệu quả hơn vì có sự đồng thận cao hơn. Thực ra nền “đc tài thông minh” đáng được ủng hộ (khi minh vương có nhãn quan hơn người cả my mươi năm hay mt vài trăm năm, thì mi bàn lun, đóng góp ý kiến là không cn thiết, tn thi gian), nó hơn đứt nền “dân chủ ngô ngng” (nơi mà bàn lun luôn bát nháo, mãi không ra được quyết sách gì tm vóc). Chỉ việc thi hành “ý chúa” sao cho tốt là ổn đủ mọi đàng, vì ý chúa luôn vượt xa trước thời đại. Nhưng tiếc rằng cả vài trăm năm may ra mới có một minh quân, còn đa phần người lãnh đạo đều mắc bệnh kiêu ngạo cá nhân, ảo tưởng tự phong mình là thánh, tài có một tí mà tật lại to đùng, nên phương án an toàn nhất cho mọi kiến thiết quốc kế dân sinh vẫn là dân chủ, tức là luôn cần nhiều ý kiến, cạnh tranh ý tưởng, cạnh tranh đề án, lấy sự đồng thuận cao là con đường an toàn nhất cho cộng đồng.
          Ở những nước có nền dân chủ phát triển, tâm lý người dân thường cho rằng mỗi đảng chính trị chỉ nên lãnh đạo đến hai nhiệm kỳ. Từ ba (khoảng 12 năm) đã là nhiều và thường từ ba nhiệm kỳ là hư hỏng. Đảng nào ở một mạch quá ba nhiệm kỳ là hỏng khó chữa luôn. Dù đã được trang bị đủ các loại phanh, biến tấm màn quyền lực thành gần như trong suốt mà họ cũng luôn thấy quyền lực là sân chơi rất dễ bị tha hóa. Càng ngồi lâu càng dễ hình thành các nhóm lợi ích, thiếu năng động. Vì vậy rất ít khi họ bỏ phiếu cho đảng nào quá lâu. Cách hành xử ăn theo loại quyền lực.
          Ở tản quyền, chính quyền muốn làm cứng cũng không nổi nên chủ yếu phát triển xu hướng quyền lực mềm (vn đng, bu c, từ chc, trưng cu dân ý...); ở gom quyền, thường chọn làm cứng cho nhanh gọn và tiện, vì làm mềm mất công. Các biện pháp cứng thường được chính quyền ưu ái (cm đoán, bt b, đàn áp, gii ta, khng b...). Và cách hành xử của dân với chính quyền cũng tương tự như của chính quyền với dân. Ở tản quyền, dân thường hành xử mềm, (biu tình, yêu sách, thu chữ ký, vn đng hành lang..). Ở gom quyền, dân cũng sính động tác mạnh (ni lon, đp phá, làm cách mng..)
          Âu cũng là luật nhân quả, gieo cây nào ăn quả ấy. Thật khó có phép lạ nào tức thời có thể phanh cái bánh xe quyền và tiền đang đan quyện vào nhau và làm mưa làm gió (...). “Phê và tự phê” là chuyện cổ tích thời đại, nhưng liệu đã phải hết thuốc chữa?
          2- Chỉnh sửa quyền lực = tìm cách xác lập lại niềm tin
          Ở các nước tản quyền, chính quyền sợ dân (vì xã hội đều gồm chỉ một hạng người, dân thực là chủ, có quyền bất tín nhiệm), ở những nước gom quyền dân sợ cơ quan công quyền (vì dân là hạng hai, ba, bốn... là ở đẳng cấp tôi mọn).
          Nhưng dù ở đâu thì khi lòng dân xao động (mt, hay thiếu nim tin) là chiếc ghế quyền lực cũng lung lay.
          Vậy khi nào chiếc ghế quyền lực vững? Các triều phong kiến Việt chỉ cần khoác tấm áo giải phóng dân tộc là có thể tồn tại dài dài (vì ngày đó đi cùng phương thc sn xut nông nghip lc hu, cht lượng cuc sng nước này vi nước khác cũng không có gì khác nhau lm để mà so bì). (...). Ngày nay, các cơn gió hoài nghi về sự toàn vẹn lãnh thổ và định nghĩa lại tính chất công cuộc giải phóng đã làm tấm áo đó trở thành khá mỏng và lạnh. Nó còn thành cộc khi tính chính danh bị mang ra suy xét dưới nhiều lăng kính khác của thời đại như việc nâng cao vị thế dân tộc, chất lượng cuộc sống dân chúng và thúc đẩy công bằng xã hội!
          Trước sức ép của xu thế thời đại và khát vọng thay đổi của dân chúng, chính quyền (...) chắc chắn phải tính bước tiếp cho cuộc chơi. (...) Tuy vậy đảng vẫn còn ở trong thế chủ động. Đảng có ba khả năng: rút quân bài mới, lập lại cuộc chơi hoặc vớt vát câu giờ. Tệ nhất là thiếu viễn kiến để thành thế bị động là hết thuốc chữa.
          Không thể tiếp tục chơi bài dân chủ “giả hiu” (tn quyn vờ mà gom quyn thc); vậy đâu là sự tiếp nối của quyền lực? Độc tài trách nhiệm? Đi tắt hồ hởi ảo vào sự ổn thỏa tắp lự của quyền lực? (đi tắt = cách mạng). Dân chủ hoá cục bộ? Dân chủ triệt để?
          Lãnh đạo đảng đang nắm cuộn chỉ rối, (...). Sẽ ảo tưởng nếu ai đó hi vọng vào một sự dân chủ hóa triệt để từ cao dội xuống. Một là đảng sẽ chọn nền độc tài trách nhiệm, tức là qui quyền lực vào một người để qui trách nhiệm (chế độ mt thủ trưởng: ví dụ giao chc tng bí thư cùng chủ tch nước vào mt ngườở trung ương , bí thư cùng chủ tch thành phố gp thành thị trưởng ở đa phương...). Giải pháp này có thể sẽ vẫn đảm bảo sự ổn định chính trị (...), nhưng nguy hiểm vì đầy tính may rủi trong dài hạn (nếu thay vì cn có năng lc và “trách nhim” nn đc tài sẽ vn tiếp tc chỉ tìm ra người bt tài và vô trách nhim, và sự bc xúc ca dân chúng scàng lên cao dn ti sp đổ nhanh chóng cả hệ thng (cách mng).
          Hoặc là đảng phải chọn con đường dân chủ hóa từng bước, hoặc từng phần (cc b). Làm việc này tức là lắp dần các bộ hãm cho nền chính trị. Đảng sẽ nắm chặt cơ quan hành pháp vì đó là bầu sữa ấm nhất của quyền lực. Để quốc hội tới 50% số ghế ngoài đảng thì đảng sẽ thấy bị hụt hẫng rất nhiều trong vai trò lãnh đạo tuyệt đối của mình. Hơn nữa quốc hội với vai trò lập pháp vĩ mô và thời khóa biểu xuân thu nhị kỳ của mình không thể xếp vào chương trình nghị sự tất cả mọi vấn đề vi mô. (...) Khi nới lỏng tư pháp, cho quan tòa quyền sờ từ đầu tới chân thì mọi chuyện sẽ diễn ra từ tốn và đất nước sẽ dần tiến tới một nhà nước pháp quyền. Nền tư pháp độc lập chính là cây đũa thần biến dần các loại bánh vẽ trong hiếp pháp và luật pháp thành bánh thật. Khi lòng dân bớt căng thẳng, áp lực bùng nổ chính trị sẽ chùng xuống.
          Tư pháp độc lập không chỉ giải tỏa vấn đề “xây dng chnh đn” đảng đang bế tắc về phương pháp mà tạo tính răn đe cho toàn bộ hệ thống công quyền. Làm công chức để sống bằng lương, quan trường sẽ không phải là sân chơi trục lợi cho cá nhân trên quần chúng mà là nơi mưu cầu hạnh phúc cho quảng đại.
          Thời gian cũng không còn nhiều để câu giờ. Chỉ cần một điểm tựa có thể nâng cả thế giới. Điểm tựa chính trị để cả dân tộc đứng dậy lúc này là hình thành và gia cố nền tư pháp độc lập. Khi hệ thống công quyền liêm chính lên thì xã hội sẽ bớt khủng hoảng niềm tin. Tòa án độc lập là nơi vãn hồi sự công bằng và tháo ngòi bùng nổ mâu thuẫn xã hội. Jean- Jacques Rousseau viết trong "Bàn về khế ước xã hi": "Kẻ mnh không phi lúc nào cũng đủ mnh để mãi mãi làm người thng trị nếu như hn không chuyn lc thành quyn và chuyn sphc tùng thành nghĩa v". Chỉ cần làm được như vậy bộ mặt độc tài sẽ bớt đi nhiều nét trơ trẽn. Nhà cầm quyền và dân chúng đã có được cái bắt tay mở màn cho sự cộng sinh mới.
          Thời điểm này nói giao quyền lực về tay từng người dân nhất thời sẽ chỉ là mỹ từ suông. Phải nhiều đêm và ngày nữa mới đến thời khắc chính quyền chịu hỏi ý dân cho đàng hoàng sau những khoảng thời gian nhất định (bu cử sch). Đảng quá hiểu công khai hóa qua việc tư nhân hóa báo chí sẽ sẽ dẫn đến sụp đổ tức thì (Vit Nam sẽ thành mt nước không tìm mua ni tht vì các quan bị phanh phui đã mua bng hết để che mt!). Blogs – công cụ thông tin thời đại và tự phát, thường trái ý đảng lại hợp lòng dân. Bước đầu các blogs làm blocks xây nền. (...) Dân sẽ tìm đến blogs để thỏa cơn đói tin thì cuộc chiến cho tự do báo chí bất chiến tự nhiên thành.
          Đừng nghĩ rằng đó là sự thoái lui có trật tự khỏi sân chơi quyền lực. Thực ra đó là sự tiếp nối hợp lý có tính qui luật của quyền lực. Đỉnh cao của nghệ thuật nắm về thực chất lại là sự thả! Không nên sợ thiếu (hoc gim) quyền, chỉ sợ sự phân bổ quyền lực không công bằng.
          3- Thuốc cho tương lai
          (...) Cần có sự nhận thức sâu rộng trong dân chúng rằng tất cả những tài sản lớn lao vẫn đang nằm ở phía trước. Mẹ Việt Nam còn son trẻ và sẽ tiếp tục đẻ ra nhiều quả trứng vàng. Cùng với việc xây nền tư pháp nghiêm minh sẽ cần thông qua ít nhất Luật miễn hồi tố. Không thể lôi chuyện cải cách ruộng đất ra truy tiếp ông Trường Chinh.., hay kiểm lại vì sao quan (hay gia đình quan) có đến bấy nhiêu của chìm của nổi. Người Việt Nam cần nhìn về tương lai và khép chặt chuyện tệ hại đã qua. Đánh giá quá khứ là chuyện của các nhà sử học! Quyền lực cần được tiếp nối ổn thỏa và tài sản luôn tiếp tục sản sinh và truân chuyển. Thử hỏi các nhà mặt tiền phố lớn ở Việt Nam thế kỷ vừa qua đổi chủ bao lần. Ở các nước văn minh khi đánh thuế sở hữu cao rất nhiều dòng họ phải mang nhà, đất biếu lại nhà nước làm nhà công vì con cháu bất tài, không thể giữ tiếp nổi.
          Mấu chốt để giải quyết bài toán kinh tế là phải quản lý tốt tiền tệ. Làm sao có dòng tiền dồi dào, ổn định, rẻ để đảm bảo: a) phát triển sản xuất, b) kiềm chế lạm phát thấp, c) bình ổn cuộc sống nhân dân, nâng cao sức tiêu dùng nội địa.
          Thống đốc ngân hàng trung ương hiện đại (phi là người có kiến thc và đm lược thc) cần có quyền độc lập trong việc điều tiết tiền tệ quốc gia. Nền kinh tế cũng như cơ thể con người mà suốt ngày lên cơn sốt thì không còn hơi sức đâu để làm việc. Tiền tệ là hồng cầu của nền kinh tế thị trường. Chỉ cần dăm nhà băng lớn loạng choạng là bất kỳ nền kinh tế thị trường nào cũng có thể đổ chổng kềnh.
          Một Việt Nam dốc lòng bảo vệ tổ quốc song hành với phát triển cấp tốc kinh tế thị trường thì thống đốc ngân hàng trung ương, bộ trưởng bộ tài chính và bộ trưởng bộ quốc phòng phải là những vị trí quan trọng, quyền lực hàng đầu của chính phủ.
          4- Trung Quốc
          Là vấn đề mà nước Việt Nam phong kiến, cộng sản hay dân chủ đều phải đương đầu. Trung Quốc có thực đáng sợ? Liệu Trung Quốc có thành người hàng xóm biết điều? Làm thế nào để quyền tự do của Trung Quốc dừng bước ở điểm mà quyền của một nước Việt Nam độc lập và tự chủ bắt đầu?
          Để thu hồi có đảo Đài Loan mà suốt 60 năm nay Trung Nam Hải dẫu đi đủ các bài Hoa quyền vẫn hoàn tay trắng. Trung Quốc không có bạn. Một số nước sợ và thù Trung Quốc. Đa số đều ghét Trung Quốc. Cứ “tri dy hòa bình” kiểu này thì nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ chia đôi thế giới một bên là Trung Quốc và bên kia là toàn bộ các nước khác. Thiếu Trung Quốc thế giới vẫn sống thịnh vượng và văn minh nhưng thiếu thế giới Trung Quốc sẽ khốn cùng.
          Chính trị toàn cầu là cuộc chơi vô tiền khoáng hậu. Từ 1954- 1975 Việt - Mỹ đánh nhau thừa sống thiếu chết. Giờ Mỹ là người bạn ân huệ, tiền bạc, công nghệ rủng rỉnh lại át vía kẻ xấu chơi giùm. Để cô lập Liên Xô, năm 1972 Mỹ và Trung đã túm tay nhau. Tới đây khi cần cô lập Trung Quốc, khả năng Mỹ và Nga sẽ quay qua ôm nhau. Trung Quốc cũng không dễ thở gì khi phía Bắc và Đông Bắc bị Nga và Nhật trấn. Phía Tây bị Ấn Độ chèn. Phía Đông và Nam bị Mỹ và Úc chặn.
          Nếu Trung Quốc không chơi đẹp với mấy nước nhỏ như Việt Nam và Philippines... để những nước này kiên quyết đứng lên chống trả hoặc ngã vào vòng tay nước khác thì Trung Quốc tứ bề thọ địch. Trung Quốc tham lam và nông cạn mới đi gây khó dễ với Việt Nam. Về địa chính trị Trung Quốc cần Việt Nam hơn Việt Nam cần Trung Quốc. Lịch sử Việt Nam luôn là khắc tinh của Trung Quốc. Thế của Việt nam nhắc Trung Quốc biết mình biết người và chơi cho đẹp. Việt Nam luôn thiệt hại kể cả khi coi Trung Quốc là thầy, là chủ, là đồng chí, anh, em hay là bạn, còn làm đầy tớ nể sợ Trung Quốc thì lại càng nguy khốn.
          Theo bộ di trú Canada, Trung Quốc hôm nay có 960,000 triệu và đa triệu phú đô la. Vậy mà trong số đó tới 60% đang làm hồ sơ di trú để ra định cư nước ngoài, trong số 60% đó thì hàng đầu tới 37% là muốn xin vào Canada. Năm qua Canada chỉ xem xét hồ sơ các dân nhà giàu này vào một buổi sáng mùng 3/7 và giới hạn chỉ tiêu là 700 người/năm. Lấy tấm vé vào cửa Canada này này cần có từ 1.6 triệu CND trở lên, vậy mà trong có mấy phút buổi sáng đầu giờ làm việc người Trung Quốc đã nhập vào 697 hồ sơ khiến chính phủ Canada phải lập tức đóng cổng lại.
          Trước tai họa thiên nhiên, lũ chuột (không phi người) luôn tháo thân trước! Một đất nước có chủ nghĩa dân tộc cao, “mnh” và “đang lên” thì sao các “con tri” chạy thục mạng đi tìm miền đất hứa như vậy?
          Để kết thúc, xin mượn lời Dudley Field Malone - nhà chính trị Mỹ-: “I have never in my life learned anything from any man who agreed with me” Tạm dịch: trong đời tôi chưa bao giờ học được gì từ những người luôn đồng ý với tôi.
PNC
(1) Là hệ thng phanh được lp cho hu hết các loi xe bây gi.

Trương Duy Nhất: ABS : Một Góc Nhìn Khác:

'via Blog this'

Monday, March 19, 2012

Ngôi sao tháng 2 :)

Nghé đi học tháng đầu tiên đã được cô giáo tặng giấy khen là ngôi sao của tháng vì thành tích là có nhiều tiến bộ.

Đúng là từ khi đi học Nghé đã ngoan lên nhiều, đã biết tự xúc cơm ăn, biết nhiều thứ mới, nói cũng nhiều hơn tuy rằng vẫn ngọng.

Nhưng về đến nhà, nhiều hôm vẫn rất hư, vẫn chưa cai được ti mẹ, sáng dậy hay khóc nhè đòi mẹ.
Hôm nay Nghé đã được 26 tháng rồi. Hi vọng con sẽ ngày càng ngoan, càng giỏi.


Tuesday, February 28, 2012

Bàn về Đức Trị, Dụng Pháp Trị và Pháp Trị

 
 

Sent to you by SuperFrog via Google Reader:

 
 

via HUỲNH NGỌC CHÊNH by HUYNH NGOC CHENH on 2/23/12

Qua tranh luận của hai bạn Hai Lúa và Vn2006A trên Dân Luận đạ giúp tôi sáng ra và hiểu sâu hơn về những khái niệm Nhân Trị, Đức trị, pháp trị và dụng pháp trị. Xin chép lại bài đã đăng trên Dân Luận để tham khảo.

Bàn về Đức Trị, Dụng Pháp Trị và Pháp Trị                                            Nguồn: Dân Luận   
Dưới đây là những phản hồi đáng chú ý từ bài Huỳnh Ngọc Chênh - Từ Tiên Lãng nghĩ về sự bất trị của nhà nước đức trị, BBT Dân Luận chọn ra đăng riêng với tựa đề do chúng tôi đặt. Trình tự các phản hồi này là từ dưới lên trên, tức là phản hồi gửi đầu tiên là phản hồi đặt dưới cùng 

Hai Lúa viết:

Chào bác VN2006A,
Cám ơn bác rất nhiều đã bỏ thời gian quí giá giải đáp cho những thắc mắc của Hai Lúa. Thưa thiệt với bác sở dĩ Hai Lúa phải "vặn vẹo" cặn kẽ những điều như thế là vì trước tiên là để học hỏi cho thấu đáo, thứ đến là để cho những độc giả trẻ khác của Dân Luận tránh được những nghi hoặc khi vào đây đọc được những thông tin chưa chuẩn xác. (Trong số những độc giả trẻ đó có người quen của Hai Lúa, họ thỉnh thoảng gọi điện thoại nêu những nghi hoặc họ bắt gặp đây đó trên Dân Luân và nhờ Hai Lúa giải đáp.)
Đồng ý với bác là chúng ta có thể "bình loạn" bất cứ vấn đề gì một cách tự do, nhưng đồng thời chúng ta cũng cần có thái độ cầu tiến và sẵn sàng nhận trách nhiệm đối với tính chuẩn xác của những "bình loạn" mà chúng ta đưa ra, đặc biệt là trên những diễn đàn mở cho công chúng như diễn đàn Dân Luận này. Về khía cạnh này bác đã thể hiện rất mẫu mực xứng đáng cho Hai Lúa tui học hỏi. Cám ơn bác rất nhiều.
Hiển nhiên, trong thời đại thông tin kỹ thuật số với những công cụ như internet, thư viện điện tử, và thư viện truyền thống có sẵn khắp mọi nơi thì chẳng khó khăn gì mấy cho chúng ta để tiếp cận những thông tin đầy đủ về những khái niệm như Nhân Trị, Đức Trị, Pháp Trị, và Pháp Quyền mà chúng ta đang thảo luận ở đây. Có lẽ Hai Lúa xin làm phiền bác điểm lại sơ lược những khái niện này ở đây như sau.
1) Pháp Trị trong tư tưởng Trung Hoa: Khái niệm pháp trị khởi nguồn từ phái Pháp Gia cuối thời nhà Chu khoảng thế kỷ thứ 6 TCN đến thế kỷ thứ 3 TCN. Pháp Gia là phái chính trị tán thành sự cai trị của luật pháp. Pháp Gia chủ trương dùng pháp luật như một công cụ để cai trị đối lập với Đức Trị - dùng đạo đức để cai trị. Theo đó, pháp luật chỉ là công cụ của chính quyền, và chính quyền đứng trên pháp luật. Một chính quyền chuyên quyền sẽ ban hành các thứ luật tùy thích mà nó cần để thuận bề cai trị. Trong Anh ngữ khái niệm pháp trị này tương đương với the Rule by Law – phải hiểu là Dụng Pháp Trị mới chính xác. Giờ xin trở lại với khái niệm Đức Trị. Theo ý bác, "Đức trị là chính trị nhân nghĩa!!! Dùng đạo đức để dẫn dắt nhân dân, dùng lễ giáo để đưa quần chúng vào khuôn phép. Dân biết hổ thẹn mà theo đường chính (theo ý của lão Khổng). Nó hay ở chỗ là nếu mọi việc trôi chảy thì XH rất là đẹp, hài hòa, cùng nhau phát triển. Nó dở ở chỗ là phụ thuộc quá nhiều vào tầng lớp lãnh đạo, như bài viết của chủ thớt đã chỉ ra!!!" Định nghĩa đức trị của bác như vậy là chính xác, nhưng rõ ràng rằng Đức Trị này không thể nào "hay" được trong khi chính nó bị điều kiện hóa bởi chính đối tượng mà nó chi phối. Đức Trị may ra có thể "hay" trong một xã hội mà con người có "Nhân chi sơ tính bổn Thiện" hoàn hảo!
2) Pháp Trị (the Rule of Law) trong tư tưởng Tây phương: Cụm từ the Rule of Law - pháp trị xuất hiện lần đầu vào thế kỷ 17 và được sử dụng rộng rãi vào thế kỷ 19 bởi luật gia danh tiếng người Anh, A. V. Dicey. Khái niệm này gần gũi với quan niệm "Law should govern" của Aristotle (384 TCN – 322 TCN), một triết gia Hy Lạp môn đệ của Platon – người ủng hộ chế độ quân chủ nhân đức trị vì bởi một vị minh quân lý tưởng, đứng trên pháp luật. Theo luật gia A. V. Dicey, "Pháp trị, trước hết, có nghĩa là sự tuyệt đối thượng tôn luật pháp chứ không phải là ảnh hưởng của quyền lực chuyên chế, và loại bỏ hẳn tính độc đoán, các đặc quyền, và sự tùy tiện của nhà cầm quyền." (Dicey, 1982, trang 120). Theo đó pháp trị là một trật tự pháp lý độc lập. Pháp trị có ít nhất ba ý nghĩa:
- Thứ nhất, pháp trị là công cụ điều chỉnh quyền lực đối với chính quyền.
- Thứ hai, pháp trị có nghĩa là tất cả mọi chủ thể đều bình đẳng trước pháp luật.
- Thứ ba, pháp trị là thẩm quyền tài phán phải theo thủ tục tố tụng đã qui định trước (bảo đảm công lý về thủ tục và về hình thức).
Với ý nghĩa thứ nhất, là công cụ điều chỉnh quyền lực, pháp trị có hai chức năng: 1) giới hạn sự chuyên quyền và lạm quyền của chính quyền; 2) làm cho chính quyền hành xử hợp lý, và chính sách của chính quyền được anh minh hơn. Lạm quyền được hạn chế bằng những nguyên tắc sau đây: a) Bảo đảm tính tối thượng của pháp luật. Pháp luật phải được đặt trên chính quyền, đảng phái, và các tổ chức, cá nhân. b) Chính quyền phải tuân thủ một hệ thống thủ tục được xác lập từ trước và được công bố công khai. c) Bảo đảm nguyên tắc người dân được làm mọi điều pháp luật không cấm, nhưng chính quyền chỉ được làm những điều mà pháp luật cho phép.
Như vậy, chế độ pháp trị là nền tảng của nhà nước pháp quyền. Khái niệm pháp trị gắn liền với nhà nước pháp quyền đối lập với khái niệm nhân trị. Pháp trị là pháp luật cai trị không ai có thể đứng trên pháp luật, kể cả nhà nước, trong khi nhân trị là con người cai trị, một cá nhân hoặc một nhóm người đứng trên pháp luật.
Có hai loại nhân trị: Môt là "thiểu số trị", chẳng hạn như độc tài chuyên chế và tập đoàn chuyên chế; Hai là "đa số trị", tiêu biểu là nền dân chủ Hy Lạp cổ đại. Đặc tính chung của nhân trị là "lãnh đạo muốn gì thì đó là luật". Thế nên, trong chế độ nhân trị, không có hạn chế về phương cách lẫn sự việc mà các nhà lãnh đạo muốn làm. Khía cạnh chính yếu của pháp trị là "giới hạn" nghĩa là nó hạn chế quyền tùy nghi của chính quyền, kể cả quyền thay đổi luật lệ. Ý nghĩa thứ hai của pháp trị là không một ai vượt trên pháp luật và mọi người đều bình đẳng trước pháp luật bất chấp địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế và chính trị. Ý nghĩa thứ ba của pháp trị là thẩm quyền tài phán phải theo thủ tục tố tụng đã qui định trước. Hệ thống pháp luật phải có đầy đủ các qui định công bằng và minh bạch về thủ tục ban hành quyết định, không thể thích thế nào thì quyết định thế ấy. Các qui định về thủ tục ban hành quyết định phải được xác định từ trước và phải được công bố công khai từ trước, phải được áp dụng một cách công khai, minh bạch và nhất quán. Còn rất nhiều những khía cạnh khác của pháp trị, chẳng hạn pháp trị nhìn dưới khía cạnh hình thức hay bản thể, v.v. và v.v. cần triến khai sâu hơn, nhưng vì trong phạm vi hạn hẹp của một phản hồi Hai Lúa tui xin dừng ở đây và xin trích dẫn định nghĩa pháp trị của Tổng Thư Ký của Liên Hiệp Quốc như sau để các bác xem xét và so sánh:
"A principle of governance in which all persons, institutions and entities, public and private, including the State itself, are accountable to laws that are publicly promulgated, equally enforced and independently adjudicated, and which are consistent with international human rights norms and standards. It requires, as well, measures to ensure adherence to the principles of supremacy of law, equality before the law, accountability to the law, fairness in the application of the law, separation of powers, participation in decision-making, legal certainty, avoidance of arbitrariness and procedural and legal transparency."
Như đã lược qua trong một phản hồi trước là tác giả Huỳnh Ngọc Chênh đã dùng Đức Trị thay cho Nhân Trị khi tác giả nhận xét về chế độ chính trị hiện hành ở VN đang dưới sự cai trị của đảng cộng sản. Bác VN2006A và các bác tham gia phản hồi nên để ý câu này "Cụ nói chủ nghĩa nhân trị (đức trị) đầy rẫy sự tệ hại, tùy tiện và trông chờ may rủi vào cái đức của kẻ cai trị. Thời của cụ kẻ cai trị là nhà nước phong kiến, đứng đầu là một ông vua." Có lẽ tác giả Huỳnh Ngọc Chênh có sự lầm lẫn ở đây. Với những gì Hai Lúa tui vừa trình bày bên trên, mong các bác xem xét, rút tỉa kết luận, và cho ý kiến. Hai Lúa xin sẵn sang được trao đổi và chỉ giáo thêm.
Thân ái.
PS:
Với bác VH: cùng một nông cụ là cái hái để gặt lúa, người một số vùng ở Quảng Trị gọi là cái vằng, nhưng họ cũng có cái liềm dùng để cắt cỏ, cắt tóoc (rạ) chứ họ không dùng liềm để gặt lúa. Cho nên nói cờ búa liềm họ hiểu ngay không việc gì phải đổi ra cờ búa vằng cho bất tiện. Cái ý chính của Hai Lúa tui khi viết câu đó là khi muốn tranh luận, bàn cải một vấn đề gì các bên tham gia trước tiên cần phải thống nhất, đồng thuận với nhau những khái niệm căn bản cũng như một hệ qui chiếu nhất định thì cuộc tranh luận mới không rơi vào cảnh "ông nói gà bà nói vịt" tốn hao thời gian và công sức mà không đi tới đâu ngoài bất đồng và hiềm khích, mệt óc và mệt xác nhau.
Với bác Hoàng Cương: Hai Lúa tui nghĩ bác nên "do your homework first" trước khi nêu ra ý kiến. Bác phát biểu rất chủ quan và tính chính xác của các lời phát biểu rất thấp, không muốn nói là sai lệch và mâu thuẫn lẫn nhau. Chúng ta trao đổi ở đây thoạt trông thì thấy vô hại nhưng nếu không có những điều chỉnh cho chính xác là vô hình trung chúng ta đang phát tán những thông tin sai lạc, rất có hại cho những độc giả chưa có tầm nhận thức và phê phán cao. Thân ái chào các bác!
______________________

VN2006A viết:

Chào chiến sỹ Hai Lúa,
Như đã nói trước, bác VN2006A, bình loạn để xả Stress! Bản thân từ bình loạn đã hàm ý lung tung rồi. Nên khi chiến sỹ vặn vẹo bác 1 cách có hệ thống, thì bác chỉ còn cách bỏ của chạy lấy người!
Trước hết bác, tức VN2006A, không dám nhận danh hiệu bậc kì tài lỗi lạc của nước Nam. Vì bác chỉ là 1 tên cửu vạn có 1 tý (tẹo) chuyên môn, đang phải còng lưng, giơ xương cho bọn Tư bản lang sói bóc lột!!!
Tuy vậy, bác cũng gắng gượng trả lời:
1. Đức trị là chính trị nhân nghĩa!!! Dùng đạo đức để dẫn dắt nhân dân, dùng lễ giáo để đưa quần chúng vào khuôn phép. Dân biết hổ thẹn mà theo đường chính (theo ý của lão Khổng). Nó hay ở chỗ là nếu mọi việc trôi chảy thì XH rất là đẹp, hài hòa, cùng nhau phát triển. Nó dở ở chỗ là phụ thuộc quá nhiều vào tầng lớp lãnh đạo, như bài viết của chủ thớt đã chỉ ra!!!
2. Từ "yếu điểm" bác dùng sai, phải là điểm yếu mới đúng! Bác chưa già lắm, nhưng đã có triệu chứng lẩm cẩm, lại xa Tổ quốc lâu ngày, thông cảm cho bác!
Phê phán bác khái quát hóa lung tung thì bác thành thực chấp nhận! Bác cũng đã nói là bình loạn mà lại!
3. Văn hóa Á đông mà bác ám chỉ là dòng văn hóa bị ảnh hưởng của văn hóa TQ như Nhật, Hàn, Đài, Việt Nam, Xinh không bao gồm Ấn độ!
Các nước này (trừ TQ, VN) đã ít nhiều thoát Á, và xây dưng thành công Pháp Quyền. Hình như có sự khác nhau giữa Pháp quyền và Pháp trị.
4. Pháp trị của Tần Thủy Hoàng là dùng luật pháp để trị dân, nhưng vẫn để 1 số ít đứng trên luật pháp, nên khác với pháp quyền ngày nay là mọi người bình đẳng (tương đối) trước pháp luật.
5. Bác không thả mối bắt bóng, chỉ muốn nói đi theo pháp trị thì có lẽ tư duy sẽ khác đi. Không có chuyện "phép vua thua lệ làng" hay "một người làm quan cả họ được nhờ". Bác cũng đã nói là phải cải tiến cho phù hợp hơn, chứ không bệ nguyên xi cái mà Tần Thủy Hoàng dùng!!!
Hy vọng là giải đáp được phần nào thắc mác của chiến sỹ Hai Lúa!!!???
______________________

Hai Lúa viết:

Chào bác VN2006A,
Thấy bác vào Dân Luận "bình loạn vài câu để xả stress", Hai Lúa tui không khỏi lấy làm sung sướng và hãnh diện vì thấy nước Nam ta từ nay có thêm một bậc kì tài lỗi lạc. Sau khi đọc qua mấy "bình loạn" bác xả ra cho hết sì-trét, Hai Lúa tui thật phải ngã nón buông khùa nèo mà bái phục vì trong những "bình loạn" bác xả ra có nhiều điều Hai Lúa tui không hiểu tới được. Vậy xin mạo muội hỏi bác vài câu như thế này.
1) Đức trị là gì hả bác? Lý thuyết của nó như thế nào? Và nó hay ở điểm nào?
2) Từ "yếu điểm" bác dùng với nghĩa gì? Là khuyết điểm hay điểm yếu? Chứ theo Hai Lúa tui biết "yếu điểm" là một từ Hán-Việt có nghĩa là điểm quan trọng nhất, chính yếu nhất. Khuyết điểm lớn nhất cũng là điểm yếu nhất của bác là khái quát hóa lung tung. Tôi chỉ lấy ví dụ thế!
3) Bác bảo: "Tuy nhiên, Đức trị bám rễ rất sâu trong văn hóa Á đông, nên không dễ gì gột bỏ ngay được. Dòm các chiến sỹ dân chủ phát biểu trên DL nhiều lúc không khác gì CS, chỉ là „thay đổi mầu da trên xác chết". CS nói đến cán bộ có tài, có đức, dân chủ cũng nói đến người hiền tài phục vụ, dẫn dắt XH. Chẳng khác gì nhau?!" Văn hóa Á đông là văn hóa ra sao, và nó có đồng nhất cho cả vùng Á đông hay không? Bác giải thích như thế nào những quốc gia như Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, Hồng-Kông, Ấn Độ đang theo Pháp Trị? "CS nói đến cán bộ có tài, có đức, …" để phục vụ trong thể chế đảng trị phi dân chủ và vô nhân đạo (nhân trị, hay như Đức trị theo ý một vài bác trên diễn đàn này) thì khác hoàn toàn với các chiến sỹ dân chủ nói đến người hiền tài phục vụ trong thể chế pháp trị, dân chủ nơi không một cá nhân, tổ chức, đảng phái nào đứng cao hơn pháp luật. Yếu điểm của Dân Chủ, Pháp Trị là không một ai, kể cả người có chức quyền cao nhất đứng trên pháp luật.
4) "TQ suýt nữa đi trước thiên hạ về pháp trị nhờ „các cụ" Tần Thuỷ Hoàng, Hàn Phi, Thương Ưởng (cụ này nghĩ ra trò kiểm tra hộ khẩu). Tiếc là „các cụ" này cực đoan quá, nhất là vụ chôn sống mấy trăm trí thức chuyên phản biện bằng gương của người xưa (như nói ở trên), Các cụ bị thất bại, bọn kia thắng thế, thêu dệt nói xấu thêm mắm thêm muối vào làm „các cụ" bị hậu thế nguyền rủa." Pháp Trị theo Pháp Gia mà Tần Thủy Hoàng đã áp dụng 250 TCN với Pháp Trị đang thịnh hành trên thế giới ngày nay có khác nhau hay không? Nếu có thì chúng khác nhau như thế nào?
5) "Giá mà pháp trị thắng thế từ thời ấy, lại được cải tiến cho phù hợp, thì có phải có nhiều cái hay không?!" Việc gì mà bác phải nhọc công giả ước cái đã vừa không hoàn thiện vừa bị lịch sử đào thải trong khi thể chế Dân Chủ Pháp Trị đang ngày càng thịnh hành trên khắp thế giới và sẵn sàng để áp dụng. Thả mồi bắt bóng làm gì hả bác? Như vậy có nhiễu thông tin, vô ích không hả bác?
Đôi điều thắc mắc xin bác bỏ chút thời gian giảng giải cho. Hai Lúa tui đây xin đội ơn bác rất nhiều.
______________________

VN2006A viết:

Hôm nay để xả Stress, vào dân luận bình loạn vài câu!!!
Đức trị, xét trên lý thuyết thì rất là hay, nhưng yếu điểm lớn nhất và tai hại nhất của đức trị là không cân đo, đong đếm được! Không chặt chẽ, diễn giải tùy ý. Đức trị, vì thế, không thể áp dụng cho 1 khoảng thời gian dài, đặc biệt là cho thời bình, vì dễ bị biến thoái, trở thành đạo đức giả. Tác dụng của Đức trị trong thực tế chỉ có khi XH lâm nguy như chiến tranh hay thiên tai…etc…tức là khi cái chết kề mông cho số đông rồi, thì con người mới bỏ qua cá nhân, cái tôi để tuân thủ (quán triệt) Đức trị.
Đối với Pháp trị, 1kg hay 1m… etc… đều có định nghĩa rõ ràng, cứ theo đó mà làm. Đối với Đức trị mọi việc tùy thuộc vào tình hình và cảm hứng lúc phán quyết. Quần chúng không biết đâu mà lần, lúc nào cũng có thể trở thành „phản động" được!? (đối với chính quyền thật là 1 điều tuyệt vời!).
Tuy nhiên, Đức trị bám rễ rất sâu trong văn hóa Á đông, nên không dễ gì gột bỏ ngay được. Dòm các chiến sỹ dân chủ phát biểu trên DL nhiều lúc không khác gì CS, chỉ là „thay đổi mầu da trên xác chết". CS nói đến cán bộ có tài, có đức, dân chủ cũng nói đến người hiền tài phục vụ, dẫn dắt XH. Chẳng khác gì nhau?!
Tây phương tư duy có khác 1 chút, người ta trước hêt quan tâm đến cơ chế vận hành, sau đó mới quan tâm đến „chất lượng" (có „hiền tài" hay không). Ví dụ người ta ít quan tâm xem Obama có „hiền tài" hơn Bush hay không, mà quan tâm nhiều hơn đến chuyện trọng tâm giải quyết vấn đề của Obama hay của Bush nằm ở đâu. Bước thứ 2 nguời ta mới quan tâm đến „hiền tài", chính xác hơn là quan tâm đến cơ chế XH tạo điều kiện cho „hiền tài" -1 cách tương đối- xuất hiện và nắm giữ vai trò dẫn dắt. Tương tự như 1 cỗ máy thôi, thiết kế tốt là khi các chi tiết không cần gia công đặc biệt mà vẫn hoạt động (tốt), bước thứ 2 mới đến vấn đề, công nghệ gia công để tăng chất lượng.
Trung Quốc trước khi thống nhất bởi Tần Thủy Hoàng, thực chất là 1 môi trường dân chủ tương đối), trăm hoa đua nở và cũng rất thực dụng. Ai có tài thì được đề bạt (Áo vải mà đoạt ấn Tướng quốc, không cần phải quyền quý hay có bằng cấp) giống như Mỹ bây giờ.
Khổng Tử chỉ là 1 nhà tư tưởng trong cả trăm nhà tư tưởng của TQ thời bấy giờ. Ngoài xin được việc ở nước Lỗ ra, không đâu người ta nhận. Nói theo ngôn ngữ toàn cầu hóa là 1 tay thất nghiệp dài hạn (hẳn là không được hưởng trợ cấp XH).
Mãi sau này, khi nhà Hán đại định thiên hạ (Hán Vũ Đế) nhu cầu chính trị là quy mọi sự về 1 mối, 1 nước không thể có 2 vua, nên trong giới „trí thức" cũng chỉ được phép có 1 thầy. Khổng vì thế đột nhiên được vinh thăng thành „chí thánh tiên sư", „vạn thế sư" ( tiếng ta bây giờ gọi là bất ngờ trúng quả, vào cầu!)
Sở dĩ nhà cầm quyền chọn tư tưởng của Khổng, là vì có thể lợi dụng nó để lừa thiên hạ, mỵ dân. Đám học trò của Khổng, nhà nho, nói chuyện gì cũng đem gương người xưa ra để răn dạy. Nào là vua Nghiêu, vua Thuấn hay vua Hùng…toàn những ông chết mốc lên từ đời nào, chẳng ai có thể kiểm tra được các việc ấy có thật hay không???
Khổng, bản thân cũng trở thành 1 tấm gương tương tự như vậy (có thể là bất đắc dĩ). Bọn trí ngủ TQ mới chế nhạo: lúc sống thì chẳng ai quan tâm (thất nghiệp dài hạn). Lúc chết rồi thì y như món đồ cổ, chết càng lâu, chôn càng sâu, càng lên giá!!! Giới cầm quyền cũng rất khoái điều này, bắt quần chúng phải học tập người chết rồi là 1 cách trị dân hữu hiệu nhất. Vì người chết không thể cãi được mình, mình nói, mình bảo với quần chúng là thằng chết nói. Quần chúng cãi đằng trời !?
TQ suýt nữa đi trước thiên hạ về pháp trị nhờ „các cụ" Tần Thuỷ Hoàng, Hàn Phi, Thương Ưởng (cụ này nghĩ ra trò kiểm tra hộ khẩu). Tiếc là „các cụ" này cực đoan quá, nhất là vụ chôn sống mấy trăm trí thức chuyên phản biện bằng gương của người xưa (như nói ở trên), Các cụ bị thất bại, bọn kia thắng thế, thêu dệt nói xấu thêm mắm thêm muối vào làm „các cụ" bị hậu thế nguyền rủa.
Giá mà pháp trị thắng thế từ thời ấy, lại được cải tiến cho phù hợp, thì có phải có nhiều cái hay không?!
Admin gửi hôm Thứ Tư, 22/02/2012
Bạn đánh giá bài viết này thế nào?
bài liên quan:  TỪ TIÊN LÃNG NGHĨ VỀ SỰ BẤT TRỊ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỨC TRỊ
                   

                     TIÊN LÃNG: HỆ THỐNG CẦM QUYỀN ĐỒ SỘ BỊ VÔ HIỆU HÓA BỞI MỘT CÁ NHÂN


 
 

Things you can do from here:

 
 

Thursday, January 26, 2012

Tam đoạn luận nhà băng


Sent to you via Google Reader

Tam đoạn luận nhà băng

ĐÀO TUẤN Kết quả hoạt động kinh doanh của "giới nhà băng" cho thấy các Ngân hàng đang lãi khủng khiếp. Lợi nhuận trước thuế của Vietinbank đạt 8.105 tỷ đồng. Vietcombank 5.700 tỷ đồng; BIDV 4.243 tỷ đồng; Eximbank 4.056 tỷ đồng… Vì sao các ngân hàng vẫn lãi khủng trong năm mà sản [...]


Sent from my iPad

Monday, January 2, 2012

Rất nên quan tâm tới… lưu manh

 
 

Sent to you by SuperFrog via Google Reader:

 
 

via Bauxite Việt Nam by bauxitevn on 1/1/12

Nguyễn Quang Lập

clip_image001

Mình đọc bài Rất nên quan tâm tới… lưu manh của bác Vương Trí Nhàn thấy vui vui. Bác Nhàn viết bài này vì việc giải thích của họa sĩ Phan Cẩm Thượng (ông này cũng giỏi) về sự biến nghĩa hai chữ đểu cảnglưu manh: "Ngày xưa đi buôn, thường phải thuê người gánh hàng, một người gánh hai thúng gọi là Đểu, hai người gánh chung một thúng hoặc một kiện hàng gọi là Cáng. Dân gánh thuê Đểu Cáng thi thoảng có trộm hàng của chủ buôn, nên chữ Đểu Cáng dần mang nghĩa xấu, cũng như chữ Lưu manh – người mù đi lang thang, đôi khi cũng trộm cắp, nên chữ này cũng mang nghĩa xấu".  Bác Nhàn nói lại với PCT về chữ lưu manh, manh không phải là mù, mà là "mắt không có con ngươi, tối tăm". Hi hi thì cũng như nhau chắc, dân mình gọi mấy kẻ mắt không có tròng đều là mù tuốt.

Nhưng có vẻ như bác Nhàn thiên về nghĩa bóng cái sự "mắt không có tròng" thì phải, bác tán  chữ lưu manh từ câu thơ của Nguyễn Trãi: "Yết can vi kỳ, manh lệ chi đồ tứ tập"- (Dựng gậy làm cờ, dân chúng bốn phương tụ họp) rồi bảo chữ manh là ở nghĩa ấy, hạng lưu manh "ban đầu chỉ dân lang thang vô nghề nghiệp, sau chỉ kẻ "bất vụ chính nghĩa, vị phi tác đãi', tức là kẻ không biết chính nghĩa là gì, dám làm mọi việc phi pháp xấu xa".

Bác viết:

"Lưu manh du đãng… ở ta đóng vai trò lớn trong các cuộc chiến tranh kể cả nội chiến lẫn chống ngoại xâm. Nhiều bộ sách cũ tôi đọc được có ghi những người theo Đinh Bộ Lĩnh cờ lau tập trận là du đãng, mà sau này Quang Trung mạnh cũng là nhờ tập hợp và phát huy sức mạnh đám người này.

Trong lịch sử Trung quốc, những Lưu Bang Hán Cao Tổ, Chu Nguyên Chương Minh Thái Tổ cũng mang đậm trong mình chất vô lại, du đãng, lưu manh. Đã có câu tổng kết trí thức chỉ làm đến tể tướng chỉ có lưu manh mới có thể làm vua.

Nhận xét ấy trong thời hiện đại được chứng nghiệm qua bộ đôi Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai".

Chết chết chết, bác phạm thượng quá, hi hi. Rồi đây thế nào cũng có người cãi bác chết thôi.

Nhưng điều này sẽ không ai cãi bác vì nó đúng, không những đúng mà quá đúng: "Trong khi các tầng lớp nhà buôn và quan lại dùng tri thức tổ chức lại đời sống thì tầng lớp lưu manh cũng xuất hiện, thâm nhập vào các tầng lớp khác. Trong xã hội hiện đại, xu thế này chi phối sự hình thành nhân cách từ người lao động đến người có học, làm họ cũng trở nên lười biếng tầm thường tàn ác vô cảm… tức là lưu manh hóa họ. Mặc dù nhiều khi mượn áo trí thức để làm dáng nhưng trong thực tế bản chất của lưu manh là thâm thù căm ghét trí thức chân chính. Và họ căm thù trí tuệ nói chung. Ở tầng lớp lưu manh khoác áo trí thức, cái lõi là vô học, bao nhiêu cái có học bên ngoài chỉ là đắp điếm thêm".

Đấy là điều bác Nhàn cảnh báo "rất nên quan tâm đến lưu manh". Nếu cứ chủ quan khinh địch, cao ngạo coi thường, khinh nhờn chúng nó thì thế nào cũng có ngày bị chúng nó làm cho khốc hại. Đối với trí thức, không có gì nguy hiểm bằng lưu manh. Từ cổ chí kim, từ đông sang tây, trí thức ít ai chết vì hòn đạn mũi tên, toàn chết vì bọn lưu manh này thôi.

Hu hu cảm ơn bác Vương Trí Nhàn đã nhắc nhở.

N. Q. L.

Nguồn: quechoa.info


 
 

Things you can do from here:

 
 

Tình trạng bất ổn tại các nước dân chủ

 
 

Sent to you by SuperFrog via Google Reader:

 
 

via Bauxite Việt Nam by bauxitevn on 1/2/12

(Tiến trình toàn cầu hóa và mối đe dọa đối với phương Tây)

Charles A. Kupchan, Foreign Affairs, January/February 2012

Trần Ngọc Cư dịch

Trong bài phát biểu đọc tại Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 17-11-2000, Tổng thống Bill Clinton đã ví xu thế toàn cầu hóa với các lực thiên nhiên như gió và nước trong cách lý giải sau đây:

"Chúng ta có thể dồn gió cho căng buồm. Chúng ta có thể dùng nước để tạo ra năng lượng. Chúng ta có thể cố gắng chống lại bão và lũ lụt để bảo vệ nhân dân và tài sản. Nhưng chúng ta chẳng thể nào phủ nhận sự hiện hữu của gió và nước, hoặc tìm cách loại chúng. Xu hướng toàn cầu hoá cũng thế. Chúng ta có thể nỗ lực để tối đa hoá cái lợi của nó và giảm thiểu những rủi ro, nhưng chúng ta không thể làm ngơ trước xu hướng này và nó cũng sẽ không tự biến mất". (trích bản dịch của TTXVN).

Đúng vậy. Trong hai thập kỷ qua, tiến trình toàn cầu hóa đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi để các nước đang phát triển vươn lên, vì tiến trình này đã trải rộng tổng số của cải trên thế giới và "hội nhập hàng tỉ công nhân lương thấp vào hệ thống kinh tế toàn cầu" (Kupchan). Cùng với xu thế toàn cầu hoá, sự ra đời của công nghệ thông tin đã trang bị một số nước đang phát triển "đôi hài vạn dặm" để vươn lên nhanh chóng, nổi bật nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Brazil, Hồi Quốc, Nam Phi... Tiến trình toàn cầu hoá đã chuyển sức mạnh kinh tế từ trung tâm quyền lực truyền thống là các cường quốc phương Tây sang các vùng phụ biên của thế giới.

Trong bài tiểu luận sau đây, Giáo sư Charles A. Kupchan đã kết luận rằng tiến trình toàn cầu hóa đã từng bước lấy mất quyền kiểm soát của các cường quốc phương Tây trên các vấn đề quốc tế, đồng thời gây ra tình trạng bất ổn và bất bình đẳng nghiêm trọng trong các xã hội dân chủ. Các chính phủ dân chủ hàng đầu phương Tây đang lâm vào một cuộc khủng hoảng về khả năng điều hành quốc gia.

Như vậy, làn sóng toàn cầu hóa đã tạo ra tình trạng bên lở - bên bồi. Có lẽ đã đến lúc chúng ta phải nhìn lại và đánh giá tình hình là người Việt Nam chúng ta đã thu hoạch những gì, và thu hoạch bao nhiêu trong vận hội mới do tiến trình toàn cầu hóa mang lại, trước khả năng lịch sử có thể sang trang trong tương lai. Vì tiến trình nào cũng có giai đoạn thoái trào của nó: có bắt đầu thì phải có kết thúc. Điều đáng báo động là, đối diện với khủng hoảng kinh tế và chính trị trong nước, thậm chí các chính phủ dân chủ tự do tiên tiến nhất cũng phải tính đến các đường lối dân túy chủ nghĩa (populist approaches): nhúng tay vào việc hoạch định kinh tế và bảo hộ mậu dịch để phục vụ quyền lợi bức thiết của các khối cử tri rộng lớn, nếu các chính phủ này không muốn thấy sự lan rộng của các phong trào quần chúng nổi dậy, mà màn giáo đầu có thể là Phong trào Chiếm Phố Wall. Đây cũng là cảnh báo quan trọng mà học giả Kupchan đã đưa ra trong bài viết của mình, và chúng ta như một quốc gia đang thụ hưởng thành quả của kinh tế toàn cầu thiết tưởng cũng nên suy nghĩ về viễn cảnh đó.

Bauxite Việt Nam

Một cuộc khủng hoảng về khả năng điều hành quốc gia đang trùm phủ lên các chế độ dân chủ tiên tiến nhất thế giới. Chẳng phải tình cờ mà Mỹ, châu Âu, và Nhật Bản đang đồng thời trải qua một tình trạng suy sụp chính trị; tiến trình toàn cầu hóa đang mở ra một khoảng cách ngày càng lớn giữa những gì mà các khối cử tri đang đòi hỏi từ chính phủ của họ và những gì mà các chính phủ ấy có thể đáp ứng được. Sự so le giữa việc người dân ngày càng đòi hỏi một khả năng điều hành quốc gia tốt đẹp và việc chính phủ ngày càng bất lực trong việc cung ứng khả năng ấy là một trong những thử thách nghiêm trọng nhất của thế giới phương Tây hiện nay.

Cử tri tại các nước dân chủ công nghiệp hóa đang kỳ vọng chính phủ của họ giải quyết các vấn đề liên quan đến sự sa sút trong mức sống và tình trạng bất bình đẳng kinh tế ngày một gia tăng do sự luân lưu hàng hóa, dịch vụ, và vốn diễn ra ở mức độ chưa từng thấy trên toàn cầu. Họ cũng trông chờ các vị đại biểu của mình giải quyết các vấn đề nổi cộm như việc nhập cư của người nước ngoài, tình trạng hâm nóng địa cầu, và các hệ quả thứ yếu khác của một thế giới toàn cầu hoá. Nhưng các chính phủ phương Tây không đủ khả năng chu toàn nhiệm vụ ấy. Tiến trình toàn cầu hóa đang lấy mất những lợi thế chính sách của những chính phủ này, đồng thời làm suy giảm sự thống trị truyền thống của phương Tây trên các vấn đề quốc tế, vì tiến trình này đã tạo điều kiện cho "phần còn lại của thế giới vươn lên". Sự bất lực của các chính phủ dân chủ trong việc đáp ứng các nhu cầu của đại chúng do đó đã gia tăng sự bất mãn của người dân, làm suy yếu thêm tính chính danh và hiệu năng của các định chế đại nghị.

Cuộc khủng hoảng về khả năng điều hành quốc gia trong phạm vi thế giới phương Tây đã diễn ra đặc biệt không đúng thời điểm. Toàn bộ hệ thống quốc tế đang kinh qua một biến chuyển tái tạo (tectonic change) do sự phân tán của cải và quyền lực đến những khu vực mới. Tiến trình toàn cầu hóa lẽ ra phải làm lợi cho các xã hội tự do, những xã hội được cho là phù hợp nhất trong việc vận dụng tính nhanh nhạy và linh động của thị trường toàn cầu. Nhưng thay vì vậy, nhiều khối quần chúng ở những nước dân chủ tiên tiến tại Bắc Mỹ, châu Âu, và Đông Á đang gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề – chính vì các nền kinh tế của những nước này vừa hết hạn kỳ (không thể phát triển thêm được nữa) vừa mở ra với thế giới bên ngoài.

Trái lại, Brazil, Ấn độ, Hồi Quốc, và các nước dân chủ đang trỗi dậy khác hiện đang hưởng lợi nhờ sự chuyển dịch sinh lực kinh tế từ thế giới phát triển sang thế giới đang phát triển. Đặc biệt Trung Quốc (TQ) đang tỏ ra khôn khéo trong việc gặt hái những lợi ích của việc toàn cầu hóa trong khi hạn chế được những thiệt hại do nó mang lại – một phần không nhỏ là vì TQ đã giữ quyền kiểm soát những công cụ chính sách mà các đối thủ tự do không chịu dùng đến. Chủ nghĩa tư bản nhà nước có những lợi thế rõ ràng, chí ít trong giai đoạn hiện nay. Do đó, không những chỉ có ưu thế vật chất của phương Tây đang bị đe dọa, mà sức hấp dẫn của phiên bản về tính hiện đại phương Tây cũng bị thử thách. Nếu các chế độ tự do dân chủ không thể phục hồi khả năng thanh toán các vấn đề chính trị và kinh tế hiện nay (political and economic solvency), thì quyền lực chính trị và địa chính trị của Thế kỷ 21 rất có thể bị nhiều thế lực khác nhau giành giựt.

NHỮNG BẤT AN

Tiến trình toàn cầu hóa đã trải rộng toàn bộ của cải của thế giới và giúp các nước đang phát triển đạt được sự phồn thịnh chưa từng có. Sự gia tăng nhanh chóng số lượng đầu tư, mậu dịch, và các mạng lưới giao thông đã làm sâu sắc thêm sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia (interdependence) và các hệ quả có tiềm năng ổn định tình hình. Xu thế toàn cầu hóa cũng buộc các quốc gia phi dân chủ phải mở cửa và vì thế nó có thể thúc đẩy các cuộc nổi dậy của dân chúng. Nhưng đồng thời, việc toàn cầu hóa và nền kinh tế thông tin (digital economy) mà nó dựa vào là nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng về khả năng điều hành quốc gia hiện nay tại phương Tây. Xu hướng giảm công nghiệp hóa (deindustrialization) và đưa công việc ra nước ngoài (outsourcing), thương mại toàn cầu và bất quân bình ngân sách, vốn thặng dư và tín dụng và bong bóng đầu tư – những hậu quả này của xu thế toàn cầu hóa đang áp đặt lên xã hội phương Tây nhiều gian khổ và bất an mà nhiều thế hệ gần đây chưa từng trải qua. Tình trạng khốn khổ phát xuất từ cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ năm 2008 là đặc biệt gay gắt, nhưng những vấn đề cơ bản đã phát xuất sớm hơn nhiều. Trong phần lớn hai thập kỷ qua, đồng lương của giai cấp trung lưu tại các nước dân chủ hàng đầu trên thế giới đã bị giữ ở mức cố định, và tình trạng bất bình đẳng kinh tế đã và đang gia tăng gay gắt, đồng thời xu thế toàn cầu hóa đã tưởng thưởng hậu hĩ những người thành công và để lại đằng sau nhiều người thất bại.

Những xu thế này không phải là phó sản tạm thời của một chu kỳ thương nghiệp (the business cycle), chúng cũng không chủ yếu do việc chính phủ thiếu điều tiết trong khu vực tài chính, hay do việc giảm thuế giữa hai cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan, hay do những chính sách sai lầm khác. Như các nhà phân tích kinh tế Daniel Alpert, Robert Kockett, và Nouriel Roubini đã tranh luận gần đây trong tác phẩm nghiên cứu của họ The Way Forward (Con đường phía trước), thì đồng lương trì trệ và tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng là hậu quả của việc hội nhập hằng tỉ công nhân lương thấp (low-wage workers) vào nền kinh tế toàn cầu và việc gia tăng năng suất nhờ áp dụng công nghệ thông tin vào khu vực sản xuất. Những phát triển này đã đẩy năng suất toàn cầu cao hơn mức đòi hỏi quá xa, gây tổn thất nặng nề cho công nhân tại các nền kinh tế trả lương cao (high-wage economies) của thế giới công nghiệp. Tình trạng xáo trộn và bất mãn của nhiều khối cử tri phương Tây do việc toàn cầu hóa đã được khuếch đại bởi cường độ gia tăng của những mối đe doạ xuyên quốc gia, nạn khủng bố, việc nhập cư bất hợp pháp, và nạn xuống cấp môi trường – vốn là hệ quả của quá trình toàn cầu hóa. Cộng thêm vào mối phức tạp xấu xa này là cuộc cách mạng thông tin; Internet và sự tràn ngập các phương tiện thông tin đại chúng hình như đang làm gia tăng tình trạng phân cực ý thức hệ hơn là bồi dưỡng các cuộc thảo luận có ý nghĩa.

Các cử tri đứng trước sức ép kinh tế, xáo trộn xã hội, và chia rẽ chính trị đang hướng về các vị đại diện dân cử để tìm sự giúp đỡ. Nhưng, xu thế toàn cầu hóa càng thúc đẩy đòi hỏi bức thiết là chính phủ phải đáp ứng nguyện vọng người dân bao nhiêu, thì chính xu thế này cũng đảm bảo rằng sự đáp ứng đó là bất cập bấy nhiêu. Các chính phủ tại các nước công nghiệp phương Tây đã đi vào một giai đoạn thiếu hiệu quả rõ rệt, vì ba lý do chủ yếu sau đây:

Một là, xu thế toàn cầu hóa đã biến những công cụ chính sách truyền thống từng được sử dụng bởi những nước tự do dân chủ thành những công cụ cùn cụt hơn trước nhiều. Washington thường xuyên vận dụng chính sách ngân sách và tiền tệ để điều chỉnh hoạt động kinh tế. Nhưng trước cuộc cạnh tranh toàn cầu và một núi nợ chưa từng thấy, nền kinh tế Mỹ có vẻ gần như trở thành miễn dịch đối với các lượng tiền chi tiêu để kích thích kinh tế hay đối với những động thái mới nhất của Quĩ Dự trữ Liên bang [Ngân hàng Trung ương] về lãi suất. Phạm vi rộng lớn và tốc độ nhanh chóng của các lưu lượng thương mại và tài chính toàn cầu có ý nghĩa rằng các quyết định và các biến chuyển ở những nơi khác là quan trọng hơn những quyết định của Washington – như thái độ ngoan cố của Bắc Kinh về đồng Nhân dân tệ, phản ứng chậm chạp của châu Âu đối với cuộc khủng hoảng tài chính tại đó, hành vi của giới đầu tư và các cơ quan thẩm định giá trị, hoặc sự gia tăng phẩm chất các kiểu xe mới nhất của hãng Hyundai. Các nước dân chủ châu Âu qua một thởi gian lâu dài từng dựa vào chính sách tiền tệ để thích nghi với các thay đổi bất thường trong hoạt động kinh tế. Nhưng họ đã từ bỏ lựa chọn ấy khi họ gia nhập khu vực đồng euro. Nhật Bản trong hai thập kỷ vừa qua đã thử nghiệm chiến lược này đến chiến lược khác để kích thích kinh tế, nhưng vô hiệu. Trong một thế giới toàn cầu hóa, giản dị là, các quốc gia dân chủ không còn khả năng kiểm soát các hậu quả như trước.

Hai là, nhiều vấn đề mà các khối cử tri phương Tây đang đòi hỏi chính phủ của mình giải quyết cần đến một mức độ hợp tác quốc tế nào đó, nhưng đây là điều không thể thực hiện. Sự tản mác quyền lực từ phương Tây sang phần còn lại của thế giới có nghĩa là ngày nay có nhiều đầu bếp mới trong nhà bếp; một hành động có hiệu quả không còn chủ yếu tùy thuộc vào sự cộng tác giữa các quốc gia dân chủ có cùng một ý thức hệ. Thay vào đó, nó tùy thuộc vào sự hợp tác giữa một số quốc gia đông đảo hơn và đa dạng hơn. Hiện nay, Mỹ đang hướng về nhóm G-20 để tái quân bình nền kinh tế thế giới. Nhưng rất khó đạt được một sự đồng thuận giữa các quốc gia đang ở vào những giai đoạn phát triển khác nhau và đi theo những đường hướng điều hành kinh tế khác nhau. Những thách đố như nỗ lực chặn đứng tình trạng hâm nóng địa cầu hay cô lập Iran một cách có hiệu quả trong một cách thế tương tự sẽ tùy thuộc vào nỗ lực tập thể, nhưng khả năng này hoàn toàn nằm ngoài tầm vói.

Ba là, các nước dân chủ có thể hành động gọn nhẹ và đáp ứng nhu cầu của dân chúng khi các khối cử tri tại đó cảm thấy thỏa mãn và đạt được một sự đồng thuận phát sinh từ những kỳ vọng lớn lao, nhưng các nước này sẽ trở nên lúng túng và chậm trệ khi người dân của họ đâm ra bi quan và chia rẽ. Các chính thể trong đó sự điều hành quốc gia tùy thuộc vào sự tham gia của dân chúng, sự kiểm soát và quân bình lẫn nhau giữa các định chế, và sự tranh đua giữa các nhóm lợi ích tỏ ra khôn khéo trong việc phân phối các quyền lợi hơn là việc chia đều sự hi sinh. Nhưng hi sinh chính là điều cần thiết để phục hồi khả năng thanh toán kinh tế (economic solvency) – nhằm thoát ra mạng lưới nợ nần hiện nay. Sự kiện này buộc các chính phủ phương Tây phải đối diện với một viễn tượng khó nuốt là theo đuổi những chính sách có nguy cơ làm suy yếu khả năng thu hút cử tri.

MỘT VẤN ĐỀ, BA SẮC THÁI

Tại Mỹ, sự đối đầu giữa hai đảng đang làm tê liệt hệ thống chính trị. Nguyên nhân cơ bản là tình trạng thảm hại của nền kinh tế Mỹ. Từ năm 2008, nhiều người Mỹ đã mất nhà, mất công ăn việc làm, và tiền tiết kiệm hưu trí. Tất cả những thất bại này diễn ra tiếp theo sau nhiều thập niên liên tiếp đồng lương của giới trung lưu đứng yên một chỗ. Trong 10 năm qua, mức thu nhập bình quân hộ gia đình tại Mỹ đã sút giảm trên 10%. Trong khi đó, tình trạng bất bình đẳng lợi tức đang tăng lên nhanh chóng, biến Hoa Kỳ thành nước có mức chênh lệch giàu nghèo gay gắt nhất trong thế giới công nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu tạo ra tình cảnh sa sút của người công nhân Mỹ là sự cạnh tranh toàn cầu; công ăn việc làm của họ nối đuôi nhau đi ra nước ngoài. Thêm vào đó, nhiều công ty có sức cạnh tranh nhất trong nền kinh tế thông tin điện tử (digital economy) không có cánh dù đủ rộng để bao che một số lượng công nhân to lớn. Công ty Facebook được định giá khoảng 70 tỉ USD, nhưng nó chỉ mướn khoảng 2.000 nhân viên; trong khi đó, công ty General Motors, được định giá khoảng 35 tỉ USD nhưng có đến 77.000 nhân viên tại Mỹ và 208.000 trên thế giới. Sự giàu có của các công ty có sức cạnh tranh hàng đầu của Mỹ hiện nay không nhỏ giọt xuống cho giới trung lưu nước này.

Những thực tế kinh tế khắc nghiệt đang làm sống lại những phân hóa mang tính đảng phái và ý thức hệ từ lâu đã im ắng nhờ những vận hội kinh tế phồn vinh của quốc gia trước đây. Trong những thập niên sau Thế chiến II, một sự phồn vinh được chia sẻ rộng rãi đã thu hút các chính trị gia Dân chủ lẫn Cộng hòa vào vị trí trung tâm của sinh hoạt chính trị. Nhưng ngày nay, Quốc hội Mỹ gần như thiếu hẳn những người chủ trương ôn hòa ở trung tâm sân khấu chính trị và thiếu hẳn tinh thần cộng tác giữa hai chính đảng; phía Dân chủ vận động đòi hỏi thêm tiền để kích thích kinh tế, cứu trợ người thất nghiệp và tăng thuế người giàu, trong khi đó phía Cộng hòa đòi hỏi triệt để cắt giảm kích cỡ và sự chi tiêu của chính phủ. Việc khoét rỗng trung tâm chính trị Mỹ đang diễn ra nhanh chóng là do việc phân chia lại các đơn vị bầu cử theo tinh thần đảng phái, do một môi trường truyền thông kích động nhiều hơn thông tin, và do một hệ thống vận động tài chính tranh cử băng hoại đang bị các nhóm lợi ích nắm giữ.

Tình trạng phân cực chính trị do những nguyên nhân trên đang trói chặt nước Mỹ. Tổng thống Barack Obama đã nhận thức được tệ trạng này, đó là lý do tại sao ngay từ khi nhậm chức ông đã hứa sẽ trở thành một vị tổng thống "hậu-đảng phái" (a "postpartisan" president). Nhưng sự thất bại trong những nỗ lực tốt đẹp nhất của Obama nhằm hồi sinh nền kinh tế và phục hồi sự hợp tác lưỡng đảng đã phơi bày tính cách hệ thống của sự rối loạn kinh tế và chính trị tại quốc gia này. Gói kích thích kinh tế 787 tỉ USD của Obama, được thông qua không có sự hậu thuẫn của một dân biểu Cộng hòa nào tại Hạ viện, đã không hà hơi tiếp sức được cho một nền kinh tế vốn bị băng hoại vì nợ nần, vì thiếu công ăn việc làm cho giai cấp trung lưu, và vì cuộc suy thoái toàn cầu. Từ khi đảng Cộng hòa giành được đa số tại Hạ viện vào năm 2010, sự đối đầu của hai đảng đã cản trở sự tiến bộ gần như trên mọi vấn đề. Các dự luật nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hoặc là không được thông qua hoặc là bị sửa đổi đến mức không gây được tác dụng đáng kể. Các dự luật để cải tổ vấn đề nhập cư và để hạn chế tình trạng hâm nóng địa cầu thậm chí không được đưa lên chương trình nghị sự.

Việc điều hành quốc gia yếu kém, kết hợp với liều lượng xung khắc đảng phái hàng ngày, đã đẩy sự tán thành của dân chúng đối với Quốc hội xuống mức thấp nhất trong lịch sử. Sự thất vọng đều khắp của dân chúng đã sản sinh Phong trào Chiếm Phố Wall (the Occupy Wall Street movement) – gồm một loạt các cuộc biểu tình chống đối kéo dài của dân chúng lần đầu tiên diễn ra kể từ thời Chiến tranh Việt Nam. Sự bất mãn của cử tri chỉ làm sâu sắc thêm những thách đố trong việc điều hành quốc gia, khi những chính trị gia vì thấy mình thất thế phải nhắm vào những lợi ích hẹp hòi của cơ sở đảng phái, vì thế hệ thống chính trị quốc gia mất luôn cả sức đẩy nhỏ nhoi.

Trong khi đó, cuộc khủng hoảng về khả năng điều hành tại châu Âu mang dạng thức của một cuộc tái quốc gia hóa (renationalization) nền chính trị tại đó. Nhiều bộ phận dân chúng châu Âu đang nổi lên chống lại cuộc xáo trộn kép gây ra do tiến trình hợp nhất châu Âu và xu thế toàn cầu hóa. Hậu quả là, các nước thành viên EU (Liên minh châu Âu) đang bận rộn đấu tranh giành lại những quyền lợi chủ quyền của mình, do đó có thể gây nguy cơ cho dự án hợp nhất chính trị và kinh tế châu Âu được khởi động sau Thế chiến II. Cũng như tại Mỹ, tình hình kinh tế là gốc rễ của vấn đề. Trong hai thập kỷ qua, mức thu nhập của giai cấp trung lưu trong hầu hết những nền kinh tế quan trọng của châu Âu liên tục giảm sút và tình trạng bất bình đẳng ngày một gia tăng. Tỉ số thất nghiệp tại Bồ Đào Nha lên trên 20%, và thậm chí tại Đức, nền kinh tế hàng đầu của EU, giai cấp trung lưu bị thu nhỏ 13% kể từ năm 2000 đến 2008. Những kẻ sa cơ thất thế thấy mình đang rơi xuống trên một tấm lưới an toàn đã sờn rách; các hệ thống an sinh êm ái của châu Âu, không còn đứng vững trước sức cạnh tranh toàn cầu, đang bị cắt xén nhanh chóng. Tình trạng khắc khổ phát sinh từ cuộc khủng hoảng nợ nần trong khu vực đồng euro chỉ làm cho vấn đề trở nên tồi tệ thêm. Người Hy Lạp phẫn nộ về chính sách thắt lưng buộc bụng mà khối EU thực thi bao nhiêu, thì người Đức lại giận dữ về việc họ phải cứu giúp các nước đình đốn kinh tế tại châu Âu bấy nhiêu.

Dân số đang già nua của châu Âu đã khiến việc nhập cư của người nước ngoài trở thành một tất yếu kinh tế (an economic necessity). Nhưng sự trì trệ của người di dân Hồi giáo trong việc hội nhập vào dòng chính của xã hội châu Âu đã gia tăng sự bất bình của người bản xứ đối với thái độ sốt sắng của EU trong việc thu nhận thêm người nước ngoài vào xã hội của họ. Những đảng chính trị cực hữu đã khai thác mối lo âu này, và chủ nghĩa dân tộc gay gắt của họ không những chỉ nhắm vào người nhập cư mà còn nhắm vào cả EU nữa. Sự thay đổi thế hệ đang làm giảm bớt nhiệt tình của dân chúng đối với việc hợp nhất châu Âu. Những người châu Âu với ký ức kinh hoàng về Thế chiến II coi EU như một lối thoát của châu Âu để tránh xa dĩ vãng đầy máu lệ của nó. Nhưng những thế hệ châu Âu trẻ trung hơn thì không có dĩ vãng nào cần phải trốn chạy. Trong khi những vị trưởng lão coi dự án châu Âu như một niềm tin tưởng, thì các nhà lãnh đạo hiện nay và các khối cử tri lại muốn thẩm định EU xuyên qua một sự đánh giá lạnh lùng – và đôi khi tiêu cực – dựa trên lợi và hại.

Việc điều hành một chính quyền tập thể mà EU rất cần đến để thành công trong một thế giới toàn cầu hóa không nhận được hậu thuẫn của các phong trào chính trị đường phố, một xu thế rõ ràng đang trở nên xung khắc với dự án châu Âu. Các định chế của châu Âu có khả năng xuống cấp ngang với mức độ của chính trị châu Âu, điều này sẽ có hệ quả là biến EU thành một khối mậu dịch không hơn không kém. Một khả năng khác là, chính trị quốc gia của từng nước thành viên có thể một lần nữa lại khoát lên mình một sứ mệnh châu Âu, điều này sẽ thở một luồng khí chính danh mới mẻ vào một liên minh đang ngày càng rổng ruột. Hậu quả của khả năng thứ hai là tốt đẹp hơn nhiều, nhưng nó đòi hỏi tài lãnh đạo và quyết tâm, nhưng hiện nay những yếu tố này không biết tìm đâu cho thấy.

Về phần mình, Nhật Bản cũng đang phiêu dạt về chính trị kể từ khi Junichiro Koizumi thôi chức thủ tướng vào năm 2006. Sau đó, Đảng Tự do Dân chủ (ĐTDDC), một đảng từng khống chế chính trường Nhật Bản suốt gần hết thời hậu chiến, đã thất bại thảm hại, nhường quyền cho Đảng Dân chủ Nhật Bản (ĐDCNB) vào năm 2009. Việc củng cố một hệ thống lưỡng đảng (a two-party system) tưởng có tiềm năng cải thiện việc điều hành quốc gia nhưng thay vì vậy đã chỉ tạo ra bế tắc chính trị và làm mất niềm tin của dân chúng. Nhật Bản trải qua sáu đời thủ tướng trong vòng 5 năm. Mùa hè vừa qua, mức hậu thuẫn của dân chúng dành cho ĐDCNB đứng ở 18%. ĐDCNB và ĐTDDC bị chia rẽ nội bộ gay gắt cùng với mức độ hai đảng hiện đang kèn cựa lẫn nhau. Việc hoạch định chính sách bị bế tắc trên mọi vấn đề khẩn cấp; phải mất hơn 100 ngày Quốc hội Nhật Bản mới có thể thông qua đạo luật cung cấp cứu trợ cho nạn nhân của cuộc động đất, sóng thần, và thảm họa hạt nhân xảy ra năm ngoái.

Vấn đề bắt đầu diễn ra với việc Nhật Bản vỡ bong bóng tài sản năm 1991, một bước thụt lùi đã phơi bày nhiều vấn đề còn sâu sắc hơn trong nền kinh tế quốc gia và dẫn đến một "thập kỷ mất mát" vì nạn suy thoái kéo dài. Các nhà sản xuất Nhật Bản chịu nhiều thiệt hại, khi công việc và tiền đầu tư chuyển sang Trung Quốc và "các con hổ châu Á". Khế ước xã hội truyền thống của Nhật Bản, theo đó các tập đoàn doanh nghiệp cung cấp việc làm suốt đời và lương hưu thoải mái, không còn đứng vững được nữa. Hai thập kỷ vừa qua đã mang lại một sự suy giảm đáng kể trong mức thu nhập của giới trung lưu, tình trạng bất bình đẳng kinh tế gia tăng, và tỉ lệ nghèo đã tăng đột biến từ 7% trong những năm 1980 lên 16% trong năm 2009. Trong năm 1989, Nhật Bản đứng hàng thứ tư trên thế giới về GDP đầu người; vào năm 2010, GDP đầu người của Nhật Bản rơi xuống hạng 24.

Chính vì để đối phó với những vấn đề này mà Koizumi đã lao vào những nỗ lực đầy tham vọng nhằm tự do hóa nền kinh tế và giảm bớt quyền lực của giới quan liêu và các nhóm lợi ích. Sức hấp dẫn của cá nhân ông và hậu thuẫn mạnh mẽ của Quốc hội đã tạo được tiến bộ có ý nghĩa, nhưng những kẻ kế vị thuộc ĐTDDC cũng như ĐDCNB tỏ ra quá yếu kém, không đủ sức thúc đẩy tiến trình đi tới. Vì thế Nhật Bản lâm vào tình trạng thiếu lãnh đạo, rơi vào nguy cơ chịu những xáo trộn của một nền kinh tế toàn cầu chưa được tự do hóa hay đủ tính chiến lược cho một sự cạnh tranh hữu hiệu.

CHÉN THUỐC ĐẮNG

Không phải tình cờ mà cuộc khủng hoảng khả năng điều hành quốc gia tại phương Tây đã xảy ra trùng hợp với sức mạnh chính trị mới mẻ của các cường quốc đang trỗi dậy; sinh lực kinh tế và chính trị đang chuyển từ trung tâm ra vùng biên của hệ thống quốc tế. Và trong khi những quốc gia cởi mở nhất thế giới đang kinh qua tình trạng mất quyền kiểm soát khi hội nhập vào một thế giới toàn cầu hóa, các quốc gia phi tự do, như Trung Quốc, đang cố tình kìm hãm xã hội chặt chẽ hơn xuyên qua việc hoạch định chính sách bằng đường lối trung ương tập quyền, kiểm soát phương tiện truyền thông, và thị trường được nhà nước giám sát. Nếu các nước dân chủ hàng đầu tiếp tục mất đi ánh quanh vinh trong lúc các nước đang phát triển phác thảo hướng đi lên của mình, thời kỳ quá độ đang diễn ra của quyền lực toàn cầu sẽ gây thêm nhiều bất ổn đáng kể. Ngược lại, một cuộc tái liên kết theo trật tự phân hạng quốc tế sẽ diễn ra thứ tự hơn nếu các nước dân chủ phương Tây lấy lại tư thế của mình và cung ứng một sự lãnh đạo có ý nghĩa.

Điều mà chúng ta cần đến không gì khác hơn là một câu trả lời bức thiết mang tính cách thể kỷ 21 đối với những căng thẳng cơ bản giữa dân chủ, chủ nghĩa tư bản và toàn cầu hóa. Nghị trình chính trị mới mẻ này phải nhắm vào việc tái xác quyết quyền kiểm soát của người dân đối với kinh tế chính trị (political economy), điều khiển hành vi nhà nước hướng tới việc đáp ứng có hiệu quả những thực tại kinh tế của thị trường toàn cầu lẫn những đòi hỏi của xã hội đại chúng về việc phân chia công bình các phần thưởng và các hi sinh.

Phương Tây phải theo đuổi ba chiến lược tổng quát nhằm đáp ứng thách thức này và vì thế phải trang bị các định chế dân chủ của mình hữu hiệu hơn để đối phó một thế giới toàn cầu hóa. Một là, khi phải đối đầu với chủ nghĩa tư bản nhà nước và sức mạnh to lớn của các thị trường toàn cầu, các nước dân chủ phương Tây không còn cách nào khác hơn là phải nhúng tay vào việc hoạch định kinh tế chiến lược trên một qui mô chưa từng có. Việc đầu tư do nhà nước lãnh đạo sẽ rất cần thiết trong các lãnh vực như việc làm, cơ sở hạ tầng, giáo dục, và nghiên cứu để phục hồi sức cạnh tranh kinh tế. Hai là, các nhà lãnh đạo phải tìm cách chuyển hướng sự bất mãn của cử tri vào các mục đích cải tổ xuyên qua một dạng thức tiến bộ của chủ nghĩa dân túy (a progressive brand of populism). Bằng cách theo theo đuổi những chính sách làm lợi cho đại chúng hơn là phục vụ các đảng viên trung kiên và các lợi ích đặc biệt, những nhà chính trị không những lấy lại được lòng dân mà còn tạo lại sinh lực cho những cơ chế dân chủ và phục hồi giá trị của bổn phận công dân và đức tính hy sinh. Ba là, các chính phủ phương Tây phải đưa các khối cử tri của mình ra khỏi sự cảm dỗ của xu thế hướng nội. Lịch sử đã chứng minh, những giai đoạn kinh tế khó khăn có thể nhen nhúm chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch (protectionism) và chủ nghĩa cô lập (isolationism).

Không một chiến lược nào được nêu ra ở trên là dễ thực hiện. Việc theo đuổi toàn bộ những chiến lược này cùng một lúc sẽ đòi hỏi một tài lãnh đạo phi thường và một thái độ can đảm chính trị tương xứng. Nhưng bao lâu mà một nghị trình như thế chưa được thiết kế và thực hiện, thì tình trạng bất ổn của các nước dân chủ phương Tây vẫn còn tồn tại.

C. A. K.

Charles A. Kupchan là Giáo sư Quốc tế Sự vụ tại Đại học Georgetown và là Nhà nghiên cứu Thâm niên tại Council on Foreign Relations, một viện nghiên cứu chính sách tại Mỹ. Bài tiểu luận sau đây phỏng theo cuốn sách sắp xuất bản của ông, nhan đề No One's World: The West, the Rising Rest, and the Coming Global Turn (Thế giới không của riêng ai: phương Tây, phần còn lại đang trỗi dậy và biến chuyển toàn cầu sắp tới), do Oxford University Press xuất bản năm 2012.

Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN.


 
 

Things you can do from here: